Cách dùng cam ngăn ngừa cảm cúm
Ngoài ra, cam còn có đặc tính chống oxy hóa, trì hoãn quá trình lão hóa bên trong và bên ngoài. Loại quả này còn hỗ trợ thanh nhiệt, làm sạch gan, thận và ruột.
Tiêu thụ cam còn bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch và cải thiện tuần hoàn, điều hòa huyết áp và giảm chất béo trung tính trong máu.
Phương thuốc từ quả cam
Cam giúp ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả. Ảnh đồ họa: Hàn Lâm.
Vỏ cam chứa nhiều chất dinh dưỡng có đặc tính chống viêm và tiêu hóa. Bài thuốc từ vỏ cam cũng giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị cảm cúm.
Chuẩn bị:
3 quả cam hữu cơ còn nguyên vỏ, rửa sạch
150 gram đường mía nâu hoặc mật ong
2 muỗng canh bột quế (ưu tiên dùng quế Ceylon)
1 muỗng canh bột nghệ
1 thìa nhỏ bột gừng
1 lít nước
Thực hiện:
Cho tất cả các nguyên liệu vào một cái nồi lớn có nắp đậy. Cam sẽ được cắt thành miếng nhưng không gọt vỏ.
Nấu trong 2 giờ ở nhiệt độ thấp.
Khi nguội, cho hỗn hợp vào máy xay mịn. Cho tất vào vào lọ thủy tinh đậy kín trong tủ lạnh. Bảo quản 1 tháng.
Cách pha chế
Chúng ta có thể uống một muỗng canh mỗi ngày khi bụng đói, dùng trực tiếp hoặc pha với một ít nước hằng ngày để ngăn ngừa cảm cúm.
Nếu có các triệu chứng cúm hoặc cảm cúm, bạn nên uống 3 lần/ngày, dùng 10 phút trước bữa ăn.
Chúng ta cũng có thể sử dụng phương thuốc này để cải thiện tiêu hóa khi bị đầy hơi, ợ nóng hoặc táo bón.
Một số thực phẩm khác giúp ngăn ngừa cảm cúm
Ngoài cam, quế cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus đồng thời kích thích cơ thể nạp năng lượng để chống chọi với bệnh tật.
Củ nghệ là một thực phẩm chống viêm tuyệt vời giúp giảm kích ứng và chất nhầy ở cổ họng.
Gừng giúp loại bỏ chất nhầy, làm ấm cơ thể và hạ sốt.
Mật ong có tính kháng khuẩn, khử trùng và giảm kích ứng cổ họng. Nó cũng cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất để chống lại sự suy nhược.
Tags:
cảm cúm
cảm lạnh
cảm
cam
quả cam
ngăn cảm lạnh từ cam
trị cảm từ cam
phương thuốc trị cảm từ vỏ cam
cam chưng trị ho
Tin cùng chuyên mục