16/10/2022 11:26

Ý nghĩa của các chỉ số thai nhi khi siêu âm mẹ bầu cần biết

 

Siêu âm thai nhi có tác dụng gì?

Siêu âm thailà kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Quá trình siêu âm không gây đau đớn, hiện tại không ghi nhận có tác dụng phụ đối với mẹ và thai nhi nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các chỉ định siêu âm có thể liên quan đến việc đánh giá những vấn đề sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Nhữngưu điểm của siêu âm thaicó thể kể đến như:

- Xác nhận mang thai và vị trí của thai: Một số thai có thể phát triển bên ngoài tử cung, trong ống dẫn trứng. Do đó, siêu âm thai có thể giúp bác sĩ phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung để có hướng xử lý kịp thời.

- Xác định tuổi thai: Khi biết tuổi thai, bác sĩ sẽ dự kiến ngày sinh và lên lịch, theo dõi các mốc quan trọng khác trong suốt thai kỳ.

- Xác nhận số lượng em bé: Nếu bác sĩ nghi ngờ đa thai, siêu âm được thực hiện để phát hiện số lượng thai nhi trong tử cung.

Ý nghĩa của các chỉ số thai nhi khi siêu âm mẹ bầu cần biết

- Đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi: Bác sĩ sử dụng siêu âm để xác định xem liệu thai nhi đang phát triển với tốc độ bình thường hay không và theo dõi chuyển động, nhịp thở và nhịp tim của thai.

- Đánh giánhau thaivànước ối.

- Xác địnhdị tật bẩm sinh.

- Tìm nguyên nhân của cáctriệu chứng bất thường: Nếu sản phụ bị chảy máu hoặc có các biến chứng khác, siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân.

- Thực hiện các xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để hướng dẫn vị trí chọc kim trong các xét nghiệm tiền sản nhưchọc ốihoặc lấy mẫu lông nhung màng đệm.

- Xác định vị trí của thai trước khi sinh.

Ý nghĩa của các chỉ số trong tờ giấy siêu âm

Có rất nhiều các thuật ngữ cho biết chỉ số phát triển của thai nhi. Dưới đây là một vài thuật ngữ và chữ cái viết tắt củacác chỉ số thai nhiquan trọng cho mẹ bầu tham khảo:

Ý nghĩa của các chỉ số thai nhi khi siêu âm mẹ bầu cần biết

- GA: số tuổi của thai tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.

- CRL: chiều dài đầu mông.

- BPD: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang.

- FL: độ dài xương đùi.

- EFW: ước tính số cân của thai nhi.

- TTD: đường kính đo ngang bụng.

- APTD: đường kính đo ở trước và phía sau bụng của thai.

- HC: chu vi của đầu thai nhi.

- AC: chu vi của vòng bụng.

- AF: nước ối.

- AFI: chỉ số nước ối.

- OFD: đường kính của xương chẩm, được đo tại mặt cắt to nhất tính từ trán ra phía sau gáy hộp sọ của bé.

- EDD: ngày sinh dự đoán.

Các mốc thời gian quan trọng để tiến hành siêu âm thai

Đi khám và siêm âm thai lần 1 (5 - 8 tuần)

- Xác định có thai, tình trạng của thai.

- Siêu âm xác định số lượng thai, vị trí túi thai (nằm trong buồng tử cung hay nằm ngoài tử cung), kiểm tra tim thai, tính tuổi thai, ngày dự sinh.

- Xét nghiệm: HIV, giang mai, Rubella, HbsAg, đường huyết, huyết đồ, nước tiểu. Điện tâm đồ.

- Ở thời điểm này nhiều mẹ bầu hiện nay cũng chọn xét nghiệm Nipt, tuy giá đắt đỏ hơn nhưng cũng giúp phát hiện những bất thường sớm hơn.

Đi khám và siêu âm thai lần 2 (11 tuần - 13 tuần 6 ngày)

- Siêu âm đo độ mờ da gáy.

- Làm xét nghiệm Double test tầm soát dị tật thai nhi.

Đi khám và siêu âm thai lần 3 (16 tuần - 22 tuần)

- Siêu âm 2D đánh giá hình thái và sự phát triển thai nhi.

- Làm xét nghiệm Tripple test (nếu chưa làm xét nghiệm Double test). Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

Tags:

Siêu âm thai nhi

chẩn đoán hình ảnh

vấn đề sức khỏe

Thắc mắc mẹ bầu

Tin cùng chuyên mục